Chương trình can thiệp tích cực theo hình thức 1:1 được xây dựng cá nhân
hóa dựa trên kết quả đánh giá của các nhà chuyên môn với mục tiêu cải
thiện các khó khăn, hạn chế cho trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển tối đa khả
năng của bản thân, đạt các mốc phát triển theo độ tuổi để sẵn sàng hòa
nhập vào môi trường giáo dục chung.
CAN THIỆP CÁ NHÂN
TRẺ NÀO NÊN ĐƯỢC CAN
THIỆP CÁ NHÂN TÍCH CỰC
NGƯỜI THỰC HIỆN CAN
THIỆP CHO TRẺ
PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP
CỦA PAMAHOPE
QUY TRÌNH CAN THIỆP TÍCH
CỰC 1:1
BIỂU PHÍ CAN THIỆP
ĐĂNG KÝ – ĐẶT LỊCH HẸN
NGƯỜI THỰC HIỆN CAN THIỆP TÍCH CỰC 1:1 CHO TRẺ
Tại Pamahope, trẻ sẽ được các giáo viên giáo dục đặc
biệt can thiệp tích cực theo hình thức 1:1 dựa trên chiến
lược và chương trình do trực tiếp Giám đốc chuyên môn
là Thạc Sỹ Trà Thanh Tâm (Chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu
bệnh viện Nhi Đồng 1 - Giám sát viên lâm sàng thực hành
Chương trình đào tạo Ngôn ngữ trị liệu Nhi khoa - Đại
học Phạm Ngọc Thạch) xây dựng và giám sát xuyên suốt.
CAN THIỆP CÁ NHÂN TÍCH CỰC
TRẺ NÀO NÊN ĐƯỢC
TRẺ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ, KHÓ KHĂN HỌC TẬP
TRẺ ĐƯỢC CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN ĐA NGÀNH VÀ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT CHỈ ĐỊNH CẦN CAN THIỆP TÍCH CỰC
TRẺ CÓ CÁC BIỂU HIỆN CỦA RỐI LOẠN TRÍ TUỆ - KHÓ KHĂN HỌC TẬP
Luôn bận tộn, không thể ngồi yên.....
Khó khăn trong việc duy trì sự chú ý
Khó khăn trong việc chờ đợi hoặc xếp lượt
Dễ sao nhãng bởi kích thích bên ngoài
Bỏ dở các nhiệm vụ..v..v..
TRẺ CÓ CÁC BIỂU HIỆN CỦA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ ASD
Có những cử động, âm thanh lạ lẫn
Không dùng ánh mắt, âm thanh, cử chỉ để đưa ra yêu cầu
Chơi đồ chơi một cách khác biệt
Món ăn, sở thích, thói quen hạn hẹp..v..v..
Không cố gắng dùng ngón trỏ để chỉ
TRẺ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN NGÔN NGỮ, RỐI LOẠN ÂM LỜI NÓI.
Trẻ khiếm thính, chẻ vòm
Trẻ nói lắp, nói ngọng.
Trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ phát triển.
PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP CỦA
Phương pháp can thiệp tại Pamahope
Được xây dựng dựa trên Triết lý từ mô hình giáo dục MIRAINO –
Nhật Bản, đó là “Trí tuệ yêu thương – Kỷ luật yêu thương”. Theo đó, tình yêu thương với trẻ có nhu cầu
đặc biệt cần gắn liền với Trí tuệ và Kỷ luật.
YÊU THƯƠNG
Chỉ khi xuất phát từ tình yêu thương chân thành và sâu sắc thì gia đình - các nhà chuyên môn
- các giáo viên mới có thể xây dựng và thực hiện thành công các chương trình can thiệp cho trẻ, vì trẻ.
TRÍ TUỆ YÊU THƯƠNG
Khi gắn tình yêu thương với trí tuệ, gia đình – các nhà chuyên môn – các giáo viên sẽ
thực hiện các chương trình can thiệp một cách khoa học, dựa trên các phương pháp có tính kiểm chứng,
hạn chế sự dẫn dắt của cảm xúc dẫn đến các hoạt động cảm tính không mang lại hiệu quả.
KỶ LUẬT YÊU THƯƠNG
Can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt là một hành trình dài, chưa bao giờ dễ dàng,
khi gắn yêu thương với kỷ luật, chúng ta sẽ theo đuổi một cách kiên trì và bền bỉ các kế hoạch, hoạt động
can thiệp để cùng đạt được mục tiêu trẻ phát triển tối đa khả năng của bản thân và sẵn sàng để hòa nhập.
QUY TRÌNH CAN THIỆP TÍCH CỰC 1:1
Đánh giá sàng lọc
Đọc kết quả - tham vấn đến phụ huynh
Xây dựng chiến lược
và kế hoạch can thiệp
cá nhân hóa theo trẻ
Thực hiện can thiệp
tích cực cá nhân 1:1
Lượng giá và đánh
giá hiệu quả can thiệp sau mỗi 3-6 tháng