Cô Nguyễn Thị Hằng - Quản lý chuyên môn tại Pamahope là một trong những nhân tố không thể thiếu, giữ vai trò cốt lõi trong việc xây dựng nền tảng chuyên môn vững chắc và môi trường can thiệp luôn “bừng cháy với lửa nghề”.
Với hơn 9 năm kinh nghiệm gắn bó sâu sắc cùng trẻ em có nhu cầu đặc biệt, cô không chỉ là người thầy, người hướng dẫn tận tâm mà còn là nguồn cảm hứng cho đồng nghiệp và phụ huynh trong việc khơi gợi, phát triển tiềm năng cho từng đứa trẻ
Hành trình đến với nghề giáo dục đặc biệt từ hạt mầm đầu tiên
Cơ duyên đến với ngành không bắt đầu từ một “giấc mơ lớn” mà từ một hạt mầm nhỏ bé: câu chuyện bắt đầu khi cô còn là một cô sinh viên trẻ tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Giáo dục Đặc biệt. Từ sự truyền cảm hứng của người chị họ cũng từng là sinh viên Giáo dục Đặc biệt đã mở ra cho cô một chân trời mới về công việc đầy nhân văn này. Dù người chị ấy không còn nữa, nhưng ngọn lửa nghề vẫn cháy sáng trong từng lựa chọn, từng bước đi mà cô Hằng đang tiếp nối hôm nay.
Cô Hằng chia sẻ: “Tôi luôn xem mỗi ngày làm việc, mỗi câu chuyện với trẻ là một cách để tôi phát triển bản thân cũng như tiếp nối con đường mà chị còn dang dở,”
Từ những bước chân đầu tiên ấy, cô đã xác định được rằng nghề giáo dục đặc biệt không phải là công việc đơn giản, mà là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên trì, lòng yêu thương và chuyên môn vững chắc. Điều này cũng trở thành kim chỉ nam xuyên suốt trong suốt sự nghiệp của cô. Đến hiện tại, cô Hằng trở thành tấm gương sáng để cho thế hệ giáo viên trẻ tại Pamahope noi theo.
9 năm gắn bó với Giáo dục Đặc biệt
Ngay từ năm thứ ba đại học, cô Hằng đã có cơ hội vừa học vừa thực hành trực tiếp với trẻ đặc biệt, điều này đã giúp cô tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực chiến quý báu. Sau khi tốt nghiệp, cô bắt đầu công việc tại các trung tâm can thiệp nhỏ, đòi hỏi cô không ngừng nỗ lực học hỏi, rèn luyện và trau dồi kỹ năng chuyên môn để chuẩn bị cho những cơ hội lớn hơn trong tương lai.
Năm 2020, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra cho cô khi được nhận vào làm việc tại đơn vị Âm ngữ trị liệu của Bệnh viện 1A. Đây thực sự là một cơ hội lớn cho những nhà chuyên môn trẻ, nơi quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực can thiệp trẻ đặc biệt. Đây không chỉ là môi trường để cô phát triển chuyên môn mà còn là nơi giúp cô Hằng định hình rõ ràng hơn định hướng can thiệp phù hợp với từng trường hợp cần hỗ trợ riêng của trẻ.
Khi mới bắt đầu vào công tác, cô từng gặp nhiều áp lực vì cảm thấy mình “khá non” so với các tiền bối dày dạn kinh nghiệm trong đơn vị, nhưng sự kiên trì, khiêm tốn, tinh thần cầu tiến không ngừng học hỏi và khả năng lắng nghe, đã giúp cô từng bước điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp can thiệp cá nhân hóa, linh hoạt và phù hợp với từng trường hợp trẻ.
Trở thành nhà Quản lý chuyên môn xây dựng nền tảng vững chắc cho Pamahope
Trong vai trò Quản lý chuyên môn tại Pamahope, cô Nguyễn Thị Hằng không chỉ đảm nhận việc thiết kế và giám sát các chương trình can thiệp cá nhân hóa, mà còn là người dẫn dắt chuyên môn cho toàn bộ đội ngũ giáo viên can thiệp tại trung tâm.
Với kinh nghiệm trau dồi qua nhiều năm làm việc ở các môi trường khác nhau, cô mang đến sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp các giáo viên trẻ nâng cao tay chuyên môn, tối ưu phương pháp, đồng thời áp dụng linh hoạt áp dụng triệt để triết lý : Trí tuệ yêu thương - kỷ luật yêu thương để đem đến kết quả can thiệp tiến bộ từng ngày, hiệu quả bền vững cho hàng trăm trẻ tại Pamahope.
Cô Hằng thường xuyên tổ chức các buổi họp chuyên môn với các chủ đề chuyên sâu, cá cuộc đào tạo nội bộ nhằm cập nhật kiến thức mới, cùng nhau, phân tích thảo luận các trường hợp khó, từ đó tìm ra phương pháp tối ưu, phù hợp cho từng trẻ bởi vì mỗi một đứa trẻ đặc biệt là một thế giới khác nhau. Nhờ đó, chất lượng can thiệp của Pamahope ngày càng được nâng cao, nhận được sự tin tưởng và đánh giá tốt từ phụ huynh, đồng nghiệp.
Quan điểm nghề nghiệp “tăng kỳ công, giảm kỳ vọng” để đem thay đổi lớn cho trẻ
Chia sẻ về quan điểm làm nghề, cô Hằng nhấn mạnh rằng giáo dục đặc biệt là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn tuyệt đối và tâm huyết chân thành.
Tôi luôn giữ vững quan điểm: ‘"Tăng kỳ công - giảm kỳ vọng”’ như một kim chỉ nam trong công việc. Điều đó nhắc nhở tôi không nóng vội với kết quả mà mỗi trẻ đạt được, bởi mỗi em đều có những hạn chế và đặc điểm riêng biệt. Đôi khi, những tiến bộ nhỏ nhất cũng là thành quả của cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ,”
Tôi đã từng dùng 8 tháng chỉ để một đứa trẻ cất lên được tiếng " Ba ơi". Tôi mãi không quên được khoảnh khắc ấy, đó là 2 tiếng đơn giản với rất nhiều trẻ em khác. Nhưng với đứa trẻ của tôi lúc đó, đã cần hơn 30 tuần can thiệp, gần 100 buổi tương tác, rất nhiều lần tưởng chừng như sắp phải bỏ cuộc. Và rồi, 2 tiếng " Ba ơi" con thốt lên đó là thành quả của từng kỳ công nhỏ bé, lặp đi lặp lại đong đầy yêu thương mà tôi cũng như những nhà chuyên môn tại Pamahope trao cho trẻ.
Mỗi đứa trẻ đặc biệt đến với Pamahope là một câu chuyên riêng, một thế giới riêng, một nhịp độ riêng: Có bé 5 tuổi chưa nói được từ nào, có bé sợ cả cái chạm nhẹ của người lạ, có bé không chịu ngồi yên được 5 phút.
Mỗi một đứa trẻ đến với hành trình can thiệp, tôi sẽ không kỳ vọng con thay đổi ngay, tiến bộ ngay mà tôi đồng hành cùng con để con tốt hơn mỗi ngày. Và rất nhiều trẻ đặc biệt làm được nhờ vào quá trình can thiệp đầy yêu thương kết hợp với khoa học kiểm chứng."
Quan điểm này cũng chính là lý do giúp cô Hằng duy trì được sự bền bỉ trong nghề, kiên trì đồng hành cùng trẻ dù có những lúc kết quả có thể chưa như mong đợi ban đầu. Bởi cô hiểu rằng, thành công trong giáo dục đặc biệt không phải là kết quả tức thời, mà là sự phát triển bền vững, lâu dài, dựa trên sự thấu hiểu và chăm sóc tận tâm.
Cùng Pamahope giữ vững tâm vươn xa
Với nền tảng chuyên môn vững chắc, tâm huyết và kinh nghiệm thực tiễn, cô Hằng đang từng bước đưa Pamahope trở thành điểm đến tin cậy cho các gia đình có con em cần can thiệp giáo dục đặc biệt. Cô tham gia tích cực vào việc thiết kế các chương trình đào tạo, hợp tác nghiên cứu và cập nhật phương pháp, nhằm nâng cao hiệu quả đem lại hỗ trợ tích cực, hữu ích cho trẻ.
Cô cũng đặt ra mục tiêu xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và nhân văn cho đội ngũ, để tất cả cùng hướng về một sứ mệnh chung: Giúp trẻ đặc biệt phát triển toàn diện và hòa nhập hạnh phúc với xã hội.
Cô Nguyễn Thị Hằng là tấm gương sáng về sự kiên trì, yêu nghề và lòng nhân ái trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Qua từng năm tháng gắn bó với nghề, cô không chỉ hoàn thiện kỹ năng chuyên môn mà còn vững vàng hơn trong tư duy, trong cách tiếp cận từng trẻ một cách riêng biệt, nhân văn và khoa học.
Với vai trò Quản lý chuyên môn tại Pamahope, cô tiếp tục lan tỏa ngọn lửa nghề nghiệp ấy, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho đội ngũ để mỗi ngày, từng trẻ đặc biệt đều được chạm đến cơ hội phát triển toàn diện về kỹ năng, tư duy, giúp các em bước tới tương lai hòa nhập, tự chủ cuộc đời mình.