Phát triển ngôn ngữ là một quá trình có tính quy luật, diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, trẻ đã làm quen với âm thanh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngay khi chào đời, tiếng khóc là âm thanh đầu tiên của trẻ, tiếng khóc cũng “ngôn ngữ” để bé biểu hiện đói, đau, muốn đi vệ sinh.
Đối với các trẻ từ 3-4 tháng tuổi trở đi, bé đã có thể “ hóng hớt” được các âm thanh từ môi trường xung quanh và tiếp tục phát triển ngôn ngữ để hoàn thiện. Sau 3 năm đầu đời, bé sẽ nói sành, phát triển toàn diện
Trong 3 năm này, là thời gian để bé học hỏi, phát triển nhanh chóng và kỹ năng ngôn ngữ thể hiện qua từng cột mốc.
Dưới đây là các mốc ngôn ngữ được các tổ chức chuyên môn và các chuyên gia tại Pamahope sử dụng để đánh giá trẻ trong độ tuổi từ sơ sinh đến 3 tuổi:
Cách dạy trẻ tập nói đúng cách theo từng giai đoạn phát triển
Nhiều phụ huynh không chỉ thắc mắc “trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói?” mà còn loay hoay trong việc dạy con tập nói sao cho đúng và hiệu quả. Theo các chuyên gia ngôn ngữ, quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ cần được kích thích sớm và phù hợp với từng độ tuổi. Dưới đây là một số nguyên tắc và cách dạy trẻ nói theo từng giai đoạn mà cha mẹ có thể áp dụng.
Ngay từ khi trẻ mới chào đời, bố mẹ nên giao tiếp với con càng nhiều càng tốt. Hãy trò chuyện với bé trong mọi tình huống hàng ngày như khi cho ăn, thay tã, tắm rửa... Việc này không chỉ giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ mà còn tạo kết nối tình cảm. Mẹ cũng nên sử dụng giọng nói đa dạng về âm lượng và biểu cảm để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, khi dạy trẻ nói, cha mẹ nên tận dụng những món đồ bé yêu thích như đồ chơi hoặc thú nhồi bông để bé dễ ghi nhớ tên gọi hơn.
Khuyến khích trẻ tương tác là điều rất quan trọng. Khi trẻ phát ra âm thanh, hãy thể hiện sự hào hứng bằng nét mặt và giọng nói, điều này sẽ kích thích trẻ “đáp lời” và phát triển ngôn ngữ nhanh hơn. Đừng quên hát hoặc đọc thơ cho trẻ nghe, đây cũng là cách đơn giản mà hiệu quả giúp bé làm giàu vốn từ và luyện khả năng nghe – nói.
Tùy theo độ tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ khác nhau, vì vậy cha mẹ cần áp dụng phương pháp phù hợp:
Nếu trẻ chậm hơn 3 tháng so với các mốc trên, cần được đánh giá chuyên sâu để loại trừ nguy cơ chậm nói hoặc rối loạn phát triển ngôn ngữ của bé.
Ba mẹ có con đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ và muốn tìm hiểu kỹ hơn để theo dõi sự phát triển của con, hãy để lại số điện thoại để nhận full bộ tài liệu : Các mốc ngôn ngữ diễn đạt bằng lời nói của trẻ từ 6 tháng - 6 tuổi kiểm tra xem bé có bị chậm nói
● Từ khi sinh ra, trẻ đã bắt đầu phát ra âm thanh ê a, giao tiếp bằng tiếng khóc với ba mẹ
● Từ 3 - 4 tháng trẻ đã trẻ bắt đầu phản ứng với âm thanh, giật mình khi có tiếng động lớn
● Từ 4-6 tháng, trẻ đã có thể phản ứng lại khi người khác gọi tên mình
● Bắt đầu bập bẹ các âm đơn giản như như “ba”, “ma”, “da”, giai đoạn này bé lặp nguyên âm là chính
● Quay đầu theo hướng âm thanh, chú ý đến giọng người nói chuyện, bé biết trò chuyện cùng ông bà, cha mẹ, người quen
● Có thể nói 1–2 từ đơn có nghĩa như “bà”, “ba” mẹ
● Hiểu và thực hiện mệnh lệnh đơn giản như “lại đây”, “vẫy tay chào”, đã biết cách dùng ngữ điệu và cử chỉ tay chân kết hợp âm thanh phát ra để diễn tả cảm xúc của mình
● Vốn từ đạt khoảng 10–20 từ
● Trẻ biết gọi tên người thân, đồ vật quen thuộc, các chữ đơn, phát âm được các âm phụ và bắt đầu gọi tên các đồ vật
● Biết bắt chước từ đơn giản, bắt đầu có hành vi giao tiếp với người lớn, hiểu và phản ứng với các mệnh lệnh dài hơn
● Ghép được 2 từ có nghĩa như “mẹ bế”, “ăn cơm”
● Hiểu và làm theo 2–3 mệnh lệnh liên tiếp
● Biết dùng đại từ nhân xưng để giao tiếp cùng người lớn và đã có thể nói được những câu nói ngắn gọn
● Bé đã có được vốn từ vựng phong phú hơn, có khả năng nói được câu ngắn 3–5 từ
● Có thể kể chuyện ngắn, trả lời các câu hỏi đơn giản
● Người lạ có thể hiểu phần lớn những gì trẻ nói
● Bé còn có thể kể lại những câu chuyện những điều bé đã trải qua ở trường, ở lớp cho mẹ nghe hoặc các câu chuyện ở nhà khi mẹ không có mẹ
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Hiện nay, tỷ lệ trẻ chậm nói tại Việt Nam và nhiều quốc gia đang có xu hướng gia tăng đáng kể. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương và một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ, cứ 5 trẻ thì có ít nhất 1 trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn từ 18–36 tháng tuổi. Đáng chú ý, số trẻ được đưa đến thăm khám vì chậm nói tại các cơ sở can thiệp tăng trung bình 15–20% mỗi năm trong 5 năm trở lại đây.
Trước tình trạng này, nhiều phụ huynh không khỏi hoang mang:
Liệu con chậm nói do yếu tố di truyền? Có phải do biến chứng khi mẹ mang thai hoặc sinh khó? Hay là vì môi trường sống hiện đại ít tương tác?
Thực tế, chậm nói ở trẻ có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp – từ sinh học, tâm lý đến môi trường. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất, được tổng hợp từ hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cùng dữ liệu thực tế từ các ca đánh giá tại Pamahope
1. Nghe kém
Trẻ bị suy giảm thính lực sẽ không thu nhận đủ âm thanh để hình thành ngôn ngữ. Đây là một nguyên nhân phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua nếu không kiểm tra thính lực sớm. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu chậm nói thì việc khám Tai - Mũi - Họng mà cụ thể là đo thính lực luôn là một trong những kiểm tra nên làm và được các chuyên gia can thiệp khuyến nghị đầu tiên.
2. Môi trường thiếu kích thích ngôn ngữ
Việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện thoại - tivi do ba mẹ hoặc người chăm sóc có thói quen cho con mượn thiết bị điện tử để "ngoan" hơn, ăn nhanh hơn ít quấy hơn làm giảm khả năng chú ý, giảm động lực tương tác xã hội
3. Chậm phát triển trí tuệ
Nếu trẻ thường chậm hoặc kém trong việc tương tác xung quanh, không chỉ ngôn ngữ mà cả kỹ năng chơi, tự phục vụ và tư duy đều chậm hơn bạn bè cùng tuổi, rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về phát triển nhận thức toàn diện. Chậm nói là một trong những biểu hiện sớm .
Khác với trẻ chậm nói đơn thuần, trẻ chậm phát triển trí tuệ gặp khó khăn ở cả việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin, nên cần được đánh giá và can thiệp đồng bộ, không chỉ riêng về mặt ngôn ngữ
4. Rối loạn phổ tự kỷ
Ngôn ngữ ,hành vi và giao tiếp xã hội là 3 trục bị ảnh hưởng rõ rệt ở trẻ tự kỷ. Trẻ thường có các biểu hiện không nói, nói muộn, lặp lại từ ngữ vô nghĩa, thiếu giao tiếp mắt, không biết sử dụng lời nói để biểu đạt nhu cầu.
Đây là nhóm cần được can thiệp sớm và bài bản, vì càng để muộn, sự chậm trễ trong ngôn ngữ càng kéo theo nhiều khó khăn trong hòa nhập sau này
5. Rối loạn ngôn ngữ đơn thuần
Đối với trẻ thuộc nhóm này thường có thể hiểu lời tốt nhưng lại không thể diễn đạt thành câu từ, dù giao tiếp xã hội và nhận thức vẫn trong ngưỡng bình thường. Nguyên nhân thường nằm ở sự phát triển chậm của vùng xử lý ngôn ngữ trong não, và cần can thiệp chuyên biệt bởi nhà ngôn ngữ trị liệu để kích hoạt khả năng biểu đạt qua lời nói
Trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói là câu hỏi quan trọng, bởi nó mở ra cánh cửa đầu tiên để cha mẹ đồng hành cùng sự phát triển của con. Việc hiểu rõ các mốc ngôn ngữ, phát hiện sớm dấu hiệu chậm nói và can thiệp đúng cách sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển tối ưu ngay từ những năm đầu đời.
Trẻ mấy tháng tuổi thì nên biết nói
Trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói? Các mốc ngôn ngữ quan trọng của trẻ
Trẻ bao nhiêu tuổi biết nói là bình thường là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra trong tình trạng trẻ có tỷ lệ chậm nói ghi nhận ngày càng tăng .
Việc ba mẹ nắm rõ các mốc ngôn ngữ theo chuẩn phát triển của trẻ sẽ giúp ba mẹ phát hiện sớm bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu trẻ có dấu hiệu chậm nói hoặc rối loạn ngôn ngữ.
Bài viết dưới đây do ThS Trà Thanh Tâm - Giám đốc chuyên môn tại Pamahope đã tổng hợp và phân tích sâu, giúp cha mẹ hiểu đúng bản chất ngôn ngữ và mốc thời gian nên biết nói ở trẻ để đồng hành cùng con phát triển hiệu quả.
Trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói?
---------------------------
𝐏𝐀𝐌𝐀𝐇𝐎𝐏𝐄
📱 Hotline: 028 3888 3999
🌐 Website: www.pamahope.com
📨 Email: info@pamahope.com
🏠 Địa chỉ: 36 đường 18, Phường An Phú, Quận 2 (TP. Thủ Đức), TP. Hồ Chí Minh
Nếu ba mẹ đang băn khoăn về khả năng ngôn ngữ của con, hãy đặt lịch đánh giá cùng chuyên gia tại Pamahope ngay hôm nay để không bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển của trẻ.
● Từ 0–6 tháng tuổi, mẹ nên thường xuyên trò chuyện, hát, hoặc lặp lại những âm thanh mà bé phát ra để hình thành phản xạ ngôn ngữ tự nhiên.
● Từ 6–12 tháng, hãy bắt đầu dạy trẻ gọi tên đồ vật, cùng đọc sách, chơi trò “ú òa” để kích thích phản xạ giao tiếp và giúp con phát triển từ vựng ban đầu.
● Từ 12–18 tháng, cha mẹ nên chỉnh phát âm cho trẻ, đặt câu hỏi lựa chọn (ví dụ: “Con thích quả cam hay quả táo?”), đồng thời tiếp tục duy trì thói quen nghe nhạc, đọc sách, hát cùng con để tăng khả năng ghi nhớ từ vựng.
● Từ 18–24 tháng, nên sử dụng những câu ngắn và lặp lại nhiều lần để trẻ dễ ghi nhớ. Có thể chỉ vào đồ vật và yêu cầu trẻ gọi tên hoặc tìm vị trí của chúng. Hạn chế cho trẻ xem tivi quá 30 phút mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến khả năng tương tác ngôn ngữ.
● Từ 2–3 tuổi, đây là giai đoạn trẻ có thể học các câu dài hơn. Mẹ nên mở rộng vốn từ bằng cách dạy các nhóm từ vựng, từ tượng thanh (ví dụ: “con mèo kêu meo meo”), khuyến khích trẻ giao tiếp trong lúc chơi hoặc khi cùng mẹ làm việc nhà. Khi cho trẻ nghe nhạc hoặc xem tivi, cần giữ âm lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến thính lực.