---------------------------
𝐏𝐀𝐌𝐀𝐇𝐎𝐏𝐄
📱 Hotline: 028 3888 3999
🌐 Website: www.pamahope.com
📨 Email: info@pamahope.com
🏠 Địa chỉ: 36 đường 18, Phường An Phú, Quận 2 (TP. Thủ Đức), TP. Hồ Chí Minh
Nếu ba mẹ đang băn khoăn về khả năng ngôn ngữ của con, hãy đặt lịch đánh giá cùng chuyên gia tại Pamahope ngay hôm nay để không bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển của trẻ.
Trẻ 3 tuổi chưa biết nói nên khám ở đâu?
Gợi ý địa chỉ đánh giá và can thiệp uy tín cho phụ huynh có con trong giai đoạn vàng của phát triển ngôn ngữ.
Trong giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ, trẻ 3 tuổi đã có thể nói thành câu 3 đến 4 từ, hiểu lời người lớn, biết dùng lời nói thể hiện điều mình muốn. Tuy nhiên, không ít phụ huynh rơi vào lo lắng khi con mình đã 36 tháng tuổi nhưng vẫn chưa nói được, không phản hồi khi được gọi tên, không ghép được từ hoặc chỉ nói những từ đơn rời rạc không rõ nghĩa, tệ hơn là không giao tiếp bằng lời.
Trẻ 3 tuổi chưa biết nói nên khám ở đâu?
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra: “Trẻ 3 tuổi chưa biết nói thì nên khám ở đâu?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp góc nhìn chuyên môn từ các chuyên gia can thiệp ngôn ngữ, giúp ba mẹ hiểu đúng tình trạng, biết rõ cần khám gì – khám ở đâu – và nên làm gì để không bỏ lỡ giai đoạn phát triển quan trọng của con.
Vì sao trẻ 3 tuổi chưa biết nói cần được khám sớm?
3 tuổi là mốc vàng để phát hiện & can thiệp sớm
Ở mốc 36 tháng, trẻ bình thường sẽ có vốn từ vựng khoảng 300–500 từ, bắt đầu dùng ngôn ngữ để mô tả, kể chuyện, đặt câu hỏi. Nếu trẻ chưa nói được hoặc không nói, đây không còn là “chậm nói sinh lý” hay “lười nói” như nhiều người nghĩ, mà có thể là dấu hiệu sớm, cảnh báo rối loạn phát triển cần đánh giá chuyên môn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, can thiệp trước 3 tuổi mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với sau 5 tuổi, do não bộ còn và khả năng đáp ứng can thiệp tốt hơn.
Chậm nói có thể là biểu hiện bề mặt của vấn đề sâu hơn
- Rối loạn ngôn ngữ: trẻ hiểu lời nhưng không nói được.
- Rối loạn phổ tự kỷ: trẻ thiếu tương tác, không giao tiếp mắt, lặp từ, không có hành vi giao tiếp.
- Chậm phát triển trí tuệ: trẻ phản ứng chậm, ngôn ngữ bị ảnh hưởng toàn diện.
- Tăng động – giảm chú ý: trẻ thiếu tập trung, không tiếp nhận ngôn ngữ, dẫn đến chậm nói.
Do đó, nếu trẻ đã 3 tuổi mà chưa biết nói hoặc nói rất ít, ba mẹ tuyệt đối không nên chờ thêm, mà cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ đi khám sớm
Nếu trẻ 3 tuổi có 1 hoặc nhiều biểu hiện dưới đây, ba mẹ cần đưa con đến đánh giá càng sớm càng tốt:
- Không nói được từ đơn rõ ràng (ví dụ: mẹ, uống, bế…)
- Không ghép được 2 từ (ví dụ: ăn cơm, chơi xe…)
- Không phản ứng khi gọi tên
- Không làm theo chỉ dẫn đơn giản như “lấy dép”, “đưa cho mẹ”
- Không dùng ngôn ngữ (lời hoặc phi lời) để yêu cầu
- Không giao tiếp mắt, không hứng thú tương tác với người khác
- Lặp lại từ vô nghĩa, phát âm bất thường, nói ngọng nặng
Trẻ 3 tuổi chưa biết nói khám ở đâu? Khám những gì?
Trẻ cần được khám gì?
Khi đến các cơ sở chuyên môn, trẻ sẽ được đánh giá theo quy trình tổng thể nhằm xác định đúng nguyên nhân chậm nói:
Đo thính lực: Trẻ bị suy giảm thính lực không nghe đủ âm thanh → không tích lũy được ngôn ngữ → chậm nói. Đây là kiểm tra y khoa bắt buộc để loại trừ nguyên nhân sinh lý trước tiên. Thực hiện tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng hoặc đơn vị đo thính lực cho trẻ nhỏ.
Đánh giá ngôn ngữ (Speech-Language Assessment): Đo lường khả năng hiểu – nói – biểu đạt – sử dụng ngôn ngữ . Phân biệt được: chậm nói đơn thuần hay rối loạn ngôn ngữ biểu đạt/tiếp nhận thường được thực hiện bởi chuyên gia ngôn ngữ trị liệu (Speech Therapist).
Đánh giá phát triển toàn diện: Sàng lọc các yếu tố phát triển trí tuệ, hành vi, vận động tinh, kỹ năng xã hội. Giúp phát hiện nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý… Thực hiện tại các đơn vị tâm lý can thiệp phát triển hoặc khoa Tâm lý lâm sàng.
Gợi ý địa chỉ khám và đánh giá chậm nói uy tín
Phụ huynh nên lựa chọn các cơ sở có đội ngũ liên ngành, bao gồm: bác sĩ nhi, chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, tâm lý học lâm sàng, giáo viên can thiệp.
Các bệnh viện lớn có khoa Tâm lý – Phát triển:
- Bệnh viện Nhi Trung Ương (Hà Nội) – Khoa Tâm bệnh trẻ em
- Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2, TP.HCM – Trung tâm phát triển trẻ em
- Viện Nhi Đồng TP.HCM – Trung tâm Can thiệp sớm
Trung tâm can thiệp chuyên sâu:
Pamahope – Trung tâm đánh giá sàng lọc và Can thiệp tích cực cho trẻ có nhu cầu đặc biệt: Chuyên sâu về Đánh giá chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, phổ tự kỷ. Từ đó, can thiệp cá nhân hóa theo mô hình khoa học với triết lý Miraino Nhật Bản: Trí tuệ yêu thương - Kỷ luật yêu thương tạo nên hành trình can thiệp khoa học với kết quả bền vững. Phù hợp với trẻ chậm nói mức độ từ nhẹ đến nặng, có hoặc không kèm theo các rối loạn khác.
Cần chuẩn bị gì khi đưa trẻ đi khám chậm nói?
Để quá trình đánh giá hiệu quả, phụ huynh nên chuẩn bị:
- Ghi chú mốc phát triển ngôn ngữ của con từ nhỏ đến hiện tại.
- Video hành vi điển hình của trẻ: cách chơi, giao tiếp, phản ứng khi được gọi, sinh hoạt thường ngày…
- Danh sách các lo lắng cụ thể: con nói được những gì, hiểu lời ra sao, có hành vi đặc biệt nào không?
Việc chuẩn bị kỹ giúp chuyên gia hiểu rõ hơn và đưa ra kết luận chính xác hơn.
Có nên chờ đợi khi trẻ 3 tuổi chưa biết nói?
Câu trả lời là KHÔNG.
3 tuổi là giai đoạn trẻ học ngôn ngữ mạnh nhất. Nếu chậm can thiệp, trẻ có thể bị kéo theo các hệ lụy: kém tương tác, khó hòa nhập, ảnh hưởng học tập, tự ti – rối loạn tâm lý tuổi lớn. Rất nhiều trẻ chỉ “chậm nói đơn thuần” nhưng vì ba mẹ chủ quan, bỏ lỡ giai đoạn vàng, khiến can thiệp sau này mất nhiều thời gian và công sức.
Nếu bạn đang lo lắng vì con 3 tuổi chưa biết nói, đừng vội hoang mang nhưng cũng tuyệt đối không nên chờ đợi thêm. Việc đầu tiên ba mẹ cần làm là đưa trẻ đi đánh giá sàng lọc toàn diện tại các đơn vị uy tín.
Tại Pamahope, chúng tôi có chuyên gia can thiệp giàu kinh nghiệm, sẵn sàng đồng hành cùng ba mẹ trong hành trình giúp con bứt phá ngôn ngữ hòa nhập hạnh phúc!